Thứ Tư, 12 tháng 3, 2014

NHỮNG PHƯƠNG PHÁP NHẬN BIẾT MỀ ĐAY TỐT NHẤT

Mày đay là những nốt sẩn ngứa có nhiều kích thước khác nhau thường xuất hiện và biến mất trên da. Phù mạch là tình trạng sưng nề tương tự gây ra những nốt sẩn lớn nằm sâu trong da, nhất là ở gần mắt và môi. 

Tình trạng nặng hơn được gọi là phù mạch di truyền, là một rối loạn di truyền ít gặp có thể gây phù đột ngột, nhanh và nhiều ở mặt, tay, chân, bàn tay, bàn chân, bộ phận sinh dục, đường tiêu hóa và hô hấp.

Dấu hiệu và triệu chứng
Dấu hiệu và triệu chứng

Phù mạch tương tự như mày đay những xảy ra ở sâu hơn trong da. Các dấu hiệu và triệu chứng của phù mạch bao gồm những nốt sẩn lớn hoặc sưng nề trên da có thể xảy ra ở những vị trí dưới đây:

- Gần mắt và môi

- Bàn tay
- Bàn chân

- Bộ phận sinh dục

- Trong họng

Các dấu hiệu và triệu chứng của phù mạch di truyền gồm:

- Sưng nề đột ngột và nặng ở mặt, tay, chấn, bàn tay, bàn chân, bộ phận sinh dục, đường tiêu hóa và hô hấp.

- Đau bụng do phù nề ở đường tiêu hóa

- Khó thở do phù nề đường hô hấp

Nguyên nhân

Sang thương của mày đay và phù mạch là do viêm trong da. Ở một số trường hợp, mày đay và phù mạch xảy ra khi một số tế bào (dưỡng bào) giải phóng histamin vào máu và da.
Các tác nhân có thể gây phản ứng dị ứng dẫn đến mày đay cấp hoặc phù mạch gồm thực phẩm, thuốc, tiép xúc trực tiếp với phần hoa, lông động vật, latex và côn trùng. Một số yếu tố vật lý như nóng, lạnh, nắng, nước, tì đè lên da, stress cảm xúc và gắng sức cũng có thể gây ra mày đay và phù mạch ở những người mẫn cảm.

Xét nghiệm và chẩn đoán
Xét nghiệm và chẩn đoán

Đôi khi không thể xác định được nguyên nhân gây mày đay hoặc phù mạch. Chẩn đoán thường dựa vào bệnh sử, nhất là thông tin chi tiết về việc tiếp xúc với những chất gây kích ứng. Bệnh nhân cần nói cho bác sĩ biết về tất cả các loại thuốc đang dùng, kể cả thuốc đông y và những thuốc không thường xuyên dùng hằng ngày. Bác sĩ cũng có thể tién hành thử phản ứng dị ứng ở da.

Nếu nghi ngờ phù mạch di truyền, có thể làm xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ và chức năng của một số loại protein đặc hiệu trong máu. Nếu nghi ngờ dị ứng với thực phẩm, latex, lông động vật, phấn hoa hoặc thuốc, có thể làm xét nghiệm máu hoặc thử phản ứng dị ứng ở da

TẠI SAO LẠI BỊ MỀ ĐAY

Con trai tôi 10 tuổi. Một năm gần đây cháu thường xuyên nổi mề đay (triệu chứng này có từ 5 tuổi nhưng chỉ thỉnh thoảng).

Tôi đã đưa cháu đi khám khắp nơi, đã làm mọi xét nghiệm nhưng chưa tìm ra nguyên nhân. Xin bác sĩ cho tôi hỏi trường hợp của cháu nên đi khám ở đâu. Mỗi lần đi khám cháu uống thuốc thì khỏi nhưng khi hết thuốc lại nổi lên. Tôi ở tỉnh Kon Tum, rất mong được sự quan tâm và giúp đỡ của bác sĩ. (Huỳnh Thị Hoàng)
Thường xuyên tắm với nước lá khế mỗi tuần 1 lân để phòng bệnh mề đay




Theo chị mô tả, con chị nổi mề đay (có nơi gọi là mày đay) từ lúc 5 tuổi, và đến giờ vẫn còn mắc phải, vậy cháu đã bị mề đay mạn tính. Đây là một bệnh da phổ biến, rất dễ nhận biết nhưng có đến 25% trường hợp khó phát hiện được nguyên nhân dù đã làm đầy đủ xét nghiệm. Bệnh ước tính xảy ra cho 0,1-3% dân số, ảnh hưởng đến tất cả chủng tộc. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân nhưng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.
Chào chị Hoàng!
Đối với diễn tiến bệnh mạn tính thì thường kéo dài trên 6 tuần, đa số là tự phát (vô căn), trường hợp này phải dựa vào những nghiên cứu thật công phu, tỉ mỉ mới có thể tìm được nguyên nhân, thường không do dị ứng.
Thuốc chống dị ứng chỉ giải quyết được triệu chứng tạm thời. Muốn điều trị hiệu quả thì cái chính là phải tìm cho ra nguyên nhân, đôi khi không mấy dễ dàng.
Mề đay mạn tính bao gồm: mề đay vật lý, mề đay do thuốc, mề đay mạn tính không rõ nguyên nhân. Mề đay vật lý được xác định qua tiền sử và các bài kiểm tra kích thích. Mề đay do thuốc được xác định bằng các bài kiểm tra khi mề đay vật lý bị loại trừ. Khi không xác định được nguyên nhân thì người ta xếp vào nhóm mề đay mạn tính không rõ nguyên nhân. Có khoảng 25-45% bệnh nhân bị mề đay mạn tính không rõ nguyên nhân, đây là một bệnh tự miễn.
Các yếu tố gây bệnh rất đa dạng: thời tiết nóng, lạnh, ánh sáng, tỳ ép, chà xát, phấn hoa, bụi trong nhà, lông thú, dược phẩm, thức ăn (tôm, cua, mực, nhộng...), chứng táo bón, giun sán, sự suy giảm chức năng thải độc của gan thận.
Không được để bé lạnh vào mùa đông, rất dễ gây ra bệnh 
Để chẩn đoán mề đay, ngoài việc dựa vào triệu chứng lâm sàng, bác sĩ cần hỏi tỉ mỉ về tiền sử gia đình, việc dùng thuốc, thức ăn, kể cả điều kiện và môi trường sinh hoạt lao động. Khi cần, phải xét nghiệm thêm về máu.
Vì thế, cách tốt nhất chị nên dẫn cháu đến khoa da liễu của những bệnh viện lớn để được bác sĩ chuyên khoa khám, và tư vấn hướng điều trị hiệu quả.

ĐIỀU TRỊ MỀ ĐAY THEO PHƯƠNG PHÁP NÀO

Tôi là phương cháu nhà nội không biết bị sao sáng dậy thấy người mẩn đỏ tôi đã đưa cháu đi khám khắp nơi, đã làm mọi xét nghiệm nhưng chưa tìm ra nguyên nhân. Xin bác sĩ cho tôi hỏi trường hợp của cháu nên đi khám ở đâu. Mỗi lần đi khám cháu uống thuốc thì khỏi nhưng khi hết thuốc lại nổi lên. Tôi ở tỉnh Kon Tum, rất mong được sự quan tâm và giúp đỡ của bác sĩ. ( Lê Hoa )

Trả lời:
Chào chị Hoàng!
Theo chị mô tả, con chị nổi mề đay (có nơi gọi là mày đay) từ lúc 5 tuổi, và đến giờ vẫn còn mắc phải, vậy cháu đã bị mề đay mạn tính. Đây là một bệnh da phổ biến, rất dễ nhận biết nhưng có đến 25% trường hợp khó phát hiện được nguyên nhân dù đã làm đầy đủ xét nghiệm. Bệnh ước tính xảy ra cho 0,1-3% dân số, ảnh hưởng đến tất cả chủng tộc. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân nhưng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.
Đối với diễn tiến bệnh mạn tính thì thường kéo dài trên 6 tuần, đa số là tự phát (vô căn), trường hợp này phải dựa vào những nghiên cứu thật công phu, tỉ mỉ mới có thể tìm được nguyên nhân, thường không do dị ứng.
Thuốc chống dị ứng chỉ giải quyết được triệu chứng tạm thời. Muốn điều trị hiệu quả thì cái chính là phải tìm cho ra nguyên nhân, đôi khi không mấy dễ dàng.
Điều trị mề đay thường dung các bài thuốc đông y để sắc uống và tắm
Mề đay mạn tính bao gồm: mề đay vật lý, mề đay do thuốc, mề đay mạn tính không rõ nguyên nhân. Mề đay vật lý được xác định qua tiền sử và các bài kiểm tra kích thích. Mề đay do thuốc được xác định bằng các bài kiểm tra khi mề đay vật lý bị loại trừ. Khi không xác định được nguyên nhân thì người ta xếp vào nhóm mề đay mạn tính không rõ nguyên nhân. Có khoảng 25-45% bệnh nhân bị mề đay mạn tính không rõ nguyên nhân, đây là một bệnh tự miễn.
Các yếu tố gây bệnh rất đa dạng: thời tiết nóng, lạnh, ánh sáng, tỳ ép, chà xát, phấn hoa, bụi trong nhà, lông thú, dược phẩm, thức ăn (tôm, cua, mực, nhộng…), chứng táo bón, giun sán, sự suy giảm chức năng thải độc của gan thận.

Thứ Hai, 10 tháng 3, 2014

NHỮNG CÁCH PHÒNG TRÁNH MỀ ĐAY


Dị ứng nổi mề đay(hay còn gọi là bệnh mề đay) là một hiện tượng rất phổ biến ở trẻ em và người lớn. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này trong đó có thể kể tới một số yếu tố như thời tiết, thức ăn, lông động vật, phấn hoa, côn trùng ….tác động vào cơ thể.


Nổi mề đay

Mề đay là một phản ứng viêm của da, có cơ chế phức tạp, trong đó có sự can thiệp của chất trung gian hóa học chính là histamin. Tuy là một bệnh da phổ biến, rất dễ nhận biết nhưng lại khó phát hiện nguyên nhân dù đã làm đầy đủ các xét nghiệm.
Hải sản là  món khoái khẩu nhiều người nhưng nó lại đem nhiều phiền toái



Người ta phân loại mề đay thành 2 dạng cấp tính và mãn tính. Dạng cấp tính có biểu hiện đột ngột ở bất cứ vùng nào trên cơ thể làm cho da sần, phù nề, ngứa dữ dội. Cơn xảy ra trong vài phút hoặc vài giờ rồi lặn hoặc có thể từng đợt kế tiếp nhau. Trong cơn mề đay cấp có thể kèm theo sốt cao, nôn mửa, đau quặn bụng, khó thở…

Với dạng mãn tính là hiện tượng mề đay thường kéo dài trên 8 tuần, không kể nhiều hay ít, có khi ngắt quãng nhiều ngày, có thể gặp các dạng khác nhau.
,Mề đay thường hay nổi ở phụ nữ vì họ có làm da mỏng sức đề kháng kém

Hầu hết hiện tường mề đay thường có nguyên nhân sâu sa từ chức năng tiêu độc của gan và chức năng bài tiết của thận suy giảm. Để điều trị mề đay tốt nhất là cần loại bỏ yếu tố gây bệnh nếu biết, và cần cho bệnh nhân cách ly với một số thức ăn, thuốc có thể gây dị ứng. Đặc biệt cần tránh các chất kích thích như: gia vị, rượu, trà, cà phê…

Trong trường hợp mề đay mãn tính thường có liên quan tới các bệnh lý bên trong nên bệnh nhân cần đến bác sĩ chuyên khoa khám, làm thêm các xét nghiệm cần thiết để tìm đúng nguyên nhân và có cách điều trị thích hợp.

Dị ứng
Mề đay do thời tiết thay đổi bất thường

Dị ứng của cơ thể xảy ra khi hệ miễn dịch của một cá nhân phản ứng lại với một chất hiện diện trong môi trường. Dị ứng có thể dẫn đến các vấn đề về hô hấp, đau đầu và kích ứng da. Các dạng dị ứng thường gặp có thể kể đến như dị ứng khi gặp không khí lạnh, dị ứng với sex (thường là dị ứng khi tiếp xúc với tinh dịch), dị ứng với phấn hoa, dị ứng khói thuốc, dị ứng mỹ phẩm, phân ve, khi thay đổi khí hậu hoặc một số ít dị ứng với ánh nắng mặt trời, nước hoa, động vật có vỏ, hải sản và thuốc. Khi bị dị ứng cần tìm nhanh và cách ly với các tác nhân gây dị ứng. Một số trường hợp cần sự can thiệp của thuốc nhưng cần có chỉ định của bác sỹ chuyên môn.

PHÒNG BỆNH MỀ ĐANH NHƯ THẾ NÀO

Mề đay là một loại bệnh phản ứng thũng nước có tính chất hạn chế ở từng bộ phận xuất hiện ngoài da do những mạch máu ở niêm mạc da bị dãn ra và tăng tính thẩm thấu.

Các loại protein động vật dễ nhạy cảm là cá, tôm, cua, sữa bò, bơ và các thức ăn có tính chất thực vật như măng, rau chân vịt, nấm, cà, đậu tằm....và các loại gia vị thơm vì chúng được gọi là "vật phát".

Những món ăn khoái khẩu thường gây ra mề đây vì ăn quá nhiều


Ngoài ra, có một số thực phẩm có tính nhạy cảm đối với một số người như rượu, sôcôla, các andehyt chưa no, phụ gia thực phẩm, các chất hợp thành trong thức ăn (như cac-con-men, axit salacilic, axit xitric), tinh dầu bạc hà.

Những thức ăn, đồ uống nói trên phần nhiều sinh phong, động huyết, hóa nhiệt, nhất là hải sản tanh, thịt thủ lợn, đầu gà, lá đỏ, nấm hương, nấm ăn (đều là các vật phát); ớt, thức ăn dầu mỡ gây béo ăn vào sẽ sinh đờm, động hỏa, hao tán, khí huyết. Nếu xét thấy bệnh thuộc chứng dương, chứng nhiệt thì càng cần kiêng kỵ nghiêm ngặt.

Tuy vậy, không phải người bệnh nào cũng đều nhạy cảm đối với các đồ ăn nói trên, nhưng nếu phát bệnh nên kiêng, sau này mới kiểm tra được loại nào dễ làm cho bệnh phát. Ví dụ, một số người uống rượu vào là phát bệnh mề đay, do vậy họ phải kiêng kỵ nghiêm ngặt loại này.
Mề đay do thời tieert và phấn hoa

Khi chưa xác định rõ nguyên nhân gây ra bệnh cấp tính, cần phải kiêng kỵ tuyệt đối một số loại thức ăn nhất là các loại cá (cá hoa vàng, cá hố, lươn, cá trèm, cá mực); Các loại có vỏ như tôm, cua, mẫu lệ, sò biển, ngao, ba ba; Các loại thịt: gà, ngan, dê, bò, thịt thủ lợn và các loại nấm, tỏi, hành, hẹ, ớt, dưa chuột, rau châm kim, thảo quả, rau trộn giấm, ngân hạnh, hạt dẻ, tương lạc, rượu và các thứ gia vị.

Trường hợp mề đay mãn tính khó xác định những thứ thức ăn nào dẫn tới dị ứng với họ bởi vì có một số thức ăn thường gây phản ứng chậm, sau khi ăn 24 giờ mới phát.

Thứ Ba, 4 tháng 3, 2014

LÀM CÁCH NÀO ĐỂ TRÁNH KHỎI MỀ ĐAY VÀO NHỮNG KHI GIAO MÙA

Cách chữa trị:

- Chẩn đoán bệnh: khám bệnh kỹ, hỏi bệnh sử và làm xét nghiệm trong trường hợp mề đay mãn tính bao gồm công thức máu, thử chức năng gan, thận, định lượng bổ thể, xét nghiệm về bệnh chất tạo keo (collagen), huyết thanh chẩn đoán viêm gan siêu vi B và C, sinh thiết da trong trường hợp nghi ngờ viêm mạch mề đay, thử nghiệm phóng thích histamin của tế bào basophil.

- Điều trị mề đay: loại bỏ nguyên nhân gây ra bệnh (cá biển,
Tác nhân gây mề đay
phấn hoa, thuốc sulphamide...) phối hợp với việc dùng thuốc kháng histamin (là một phương pháp được chấp thuận rộng rãi với các chuyên gia ngoài da) cho tới khi bệnh tự khỏi. Khi có triệu chứng phù họng, thanh quản đi kèm tiêm adrenalin dưới da (0.03mg – 0.05 mg trong dung dịch pha loãng 1/1000). Khi có thắt phế quản kéo dài thì phả truyền tĩnh mạch aminophyllin và dùng thuốc dạn phế quản dạng khí dung.


Điều trị bằng corticoides bắt đầu tác dụng chậm và không phải là lựa chọn hàng đầu cho phản ứng toàn thân. Nhưng nó được dùng để điều trị phòng ngừa các phản ứng kéo dài liên tục 30mg prednisolone/ngày và giảm liều dần trong 3 – 7 ngày.

CÁCH ĐIỀU TRỊ DỊ ỨNG MỀ ĐAY



Chữa trị

Khi bị mày đay, nên đi khám vì để lâu, mày đay sẽ thành mạn tính và khó chữa. Để điều trị các cơn mày đay sơ phát hoặc tái phát, có thể dùng các loại thuốc kháng histamin kèm theo thuốc an thần, hiện có rất nhiều biệt dược như: Phenergan, Peritol, Zyrtec, Claristin...
Phenergan

Khi cần, phải dùng cả đến thuốc cocticoit (Prednisolon, Cortancyl), kết hợp kháng sinh. Có trường hợp phải kết hợp tẩy giun sán, giải quyết các ổ nhiễm khuẩn ở tai mũi họng, đại tràng nếu có. Trường hợp phù Quinck nặng hoặc mày đay kiểu sốc phản vệ phải được cấp cứu kịp thời ở bệnh viện. Bệnh nhân không nên tự động dùng thuốc.

Hằng ngày, nên hạn chế rượu, thuốc lá, cà phê, muối vì chúng làm tăng độ nhạy cảm của thần kinh trung ương và ngoại vi, tăng ngứa. Tư tưởng phải thoải mái, an tịnh, tránh quá lo lắng bi quan vì bệnh. Cố gắng chống gãi để không gây thêm tổn thương trên da. Người bị mày đay do lạnh, nên hết sức thận trọng khi đi tắm sông, tắm biển, đề phòng bị chuột rút rất nguy hiểm.