Thứ Tư, 12 tháng 3, 2014

NHỮNG PHƯƠNG PHÁP NHẬN BIẾT MỀ ĐAY TỐT NHẤT

Mày đay là những nốt sẩn ngứa có nhiều kích thước khác nhau thường xuất hiện và biến mất trên da. Phù mạch là tình trạng sưng nề tương tự gây ra những nốt sẩn lớn nằm sâu trong da, nhất là ở gần mắt và môi. 

Tình trạng nặng hơn được gọi là phù mạch di truyền, là một rối loạn di truyền ít gặp có thể gây phù đột ngột, nhanh và nhiều ở mặt, tay, chân, bàn tay, bàn chân, bộ phận sinh dục, đường tiêu hóa và hô hấp.

Dấu hiệu và triệu chứng
Dấu hiệu và triệu chứng

Phù mạch tương tự như mày đay những xảy ra ở sâu hơn trong da. Các dấu hiệu và triệu chứng của phù mạch bao gồm những nốt sẩn lớn hoặc sưng nề trên da có thể xảy ra ở những vị trí dưới đây:

- Gần mắt và môi

- Bàn tay
- Bàn chân

- Bộ phận sinh dục

- Trong họng

Các dấu hiệu và triệu chứng của phù mạch di truyền gồm:

- Sưng nề đột ngột và nặng ở mặt, tay, chấn, bàn tay, bàn chân, bộ phận sinh dục, đường tiêu hóa và hô hấp.

- Đau bụng do phù nề ở đường tiêu hóa

- Khó thở do phù nề đường hô hấp

Nguyên nhân

Sang thương của mày đay và phù mạch là do viêm trong da. Ở một số trường hợp, mày đay và phù mạch xảy ra khi một số tế bào (dưỡng bào) giải phóng histamin vào máu và da.
Các tác nhân có thể gây phản ứng dị ứng dẫn đến mày đay cấp hoặc phù mạch gồm thực phẩm, thuốc, tiép xúc trực tiếp với phần hoa, lông động vật, latex và côn trùng. Một số yếu tố vật lý như nóng, lạnh, nắng, nước, tì đè lên da, stress cảm xúc và gắng sức cũng có thể gây ra mày đay và phù mạch ở những người mẫn cảm.

Xét nghiệm và chẩn đoán
Xét nghiệm và chẩn đoán

Đôi khi không thể xác định được nguyên nhân gây mày đay hoặc phù mạch. Chẩn đoán thường dựa vào bệnh sử, nhất là thông tin chi tiết về việc tiếp xúc với những chất gây kích ứng. Bệnh nhân cần nói cho bác sĩ biết về tất cả các loại thuốc đang dùng, kể cả thuốc đông y và những thuốc không thường xuyên dùng hằng ngày. Bác sĩ cũng có thể tién hành thử phản ứng dị ứng ở da.

Nếu nghi ngờ phù mạch di truyền, có thể làm xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ và chức năng của một số loại protein đặc hiệu trong máu. Nếu nghi ngờ dị ứng với thực phẩm, latex, lông động vật, phấn hoa hoặc thuốc, có thể làm xét nghiệm máu hoặc thử phản ứng dị ứng ở da

TẠI SAO LẠI BỊ MỀ ĐAY

Con trai tôi 10 tuổi. Một năm gần đây cháu thường xuyên nổi mề đay (triệu chứng này có từ 5 tuổi nhưng chỉ thỉnh thoảng).

Tôi đã đưa cháu đi khám khắp nơi, đã làm mọi xét nghiệm nhưng chưa tìm ra nguyên nhân. Xin bác sĩ cho tôi hỏi trường hợp của cháu nên đi khám ở đâu. Mỗi lần đi khám cháu uống thuốc thì khỏi nhưng khi hết thuốc lại nổi lên. Tôi ở tỉnh Kon Tum, rất mong được sự quan tâm và giúp đỡ của bác sĩ. (Huỳnh Thị Hoàng)
Thường xuyên tắm với nước lá khế mỗi tuần 1 lân để phòng bệnh mề đay




Theo chị mô tả, con chị nổi mề đay (có nơi gọi là mày đay) từ lúc 5 tuổi, và đến giờ vẫn còn mắc phải, vậy cháu đã bị mề đay mạn tính. Đây là một bệnh da phổ biến, rất dễ nhận biết nhưng có đến 25% trường hợp khó phát hiện được nguyên nhân dù đã làm đầy đủ xét nghiệm. Bệnh ước tính xảy ra cho 0,1-3% dân số, ảnh hưởng đến tất cả chủng tộc. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân nhưng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.
Chào chị Hoàng!
Đối với diễn tiến bệnh mạn tính thì thường kéo dài trên 6 tuần, đa số là tự phát (vô căn), trường hợp này phải dựa vào những nghiên cứu thật công phu, tỉ mỉ mới có thể tìm được nguyên nhân, thường không do dị ứng.
Thuốc chống dị ứng chỉ giải quyết được triệu chứng tạm thời. Muốn điều trị hiệu quả thì cái chính là phải tìm cho ra nguyên nhân, đôi khi không mấy dễ dàng.
Mề đay mạn tính bao gồm: mề đay vật lý, mề đay do thuốc, mề đay mạn tính không rõ nguyên nhân. Mề đay vật lý được xác định qua tiền sử và các bài kiểm tra kích thích. Mề đay do thuốc được xác định bằng các bài kiểm tra khi mề đay vật lý bị loại trừ. Khi không xác định được nguyên nhân thì người ta xếp vào nhóm mề đay mạn tính không rõ nguyên nhân. Có khoảng 25-45% bệnh nhân bị mề đay mạn tính không rõ nguyên nhân, đây là một bệnh tự miễn.
Các yếu tố gây bệnh rất đa dạng: thời tiết nóng, lạnh, ánh sáng, tỳ ép, chà xát, phấn hoa, bụi trong nhà, lông thú, dược phẩm, thức ăn (tôm, cua, mực, nhộng...), chứng táo bón, giun sán, sự suy giảm chức năng thải độc của gan thận.
Không được để bé lạnh vào mùa đông, rất dễ gây ra bệnh 
Để chẩn đoán mề đay, ngoài việc dựa vào triệu chứng lâm sàng, bác sĩ cần hỏi tỉ mỉ về tiền sử gia đình, việc dùng thuốc, thức ăn, kể cả điều kiện và môi trường sinh hoạt lao động. Khi cần, phải xét nghiệm thêm về máu.
Vì thế, cách tốt nhất chị nên dẫn cháu đến khoa da liễu của những bệnh viện lớn để được bác sĩ chuyên khoa khám, và tư vấn hướng điều trị hiệu quả.

ĐIỀU TRỊ MỀ ĐAY THEO PHƯƠNG PHÁP NÀO

Tôi là phương cháu nhà nội không biết bị sao sáng dậy thấy người mẩn đỏ tôi đã đưa cháu đi khám khắp nơi, đã làm mọi xét nghiệm nhưng chưa tìm ra nguyên nhân. Xin bác sĩ cho tôi hỏi trường hợp của cháu nên đi khám ở đâu. Mỗi lần đi khám cháu uống thuốc thì khỏi nhưng khi hết thuốc lại nổi lên. Tôi ở tỉnh Kon Tum, rất mong được sự quan tâm và giúp đỡ của bác sĩ. ( Lê Hoa )

Trả lời:
Chào chị Hoàng!
Theo chị mô tả, con chị nổi mề đay (có nơi gọi là mày đay) từ lúc 5 tuổi, và đến giờ vẫn còn mắc phải, vậy cháu đã bị mề đay mạn tính. Đây là một bệnh da phổ biến, rất dễ nhận biết nhưng có đến 25% trường hợp khó phát hiện được nguyên nhân dù đã làm đầy đủ xét nghiệm. Bệnh ước tính xảy ra cho 0,1-3% dân số, ảnh hưởng đến tất cả chủng tộc. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân nhưng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.
Đối với diễn tiến bệnh mạn tính thì thường kéo dài trên 6 tuần, đa số là tự phát (vô căn), trường hợp này phải dựa vào những nghiên cứu thật công phu, tỉ mỉ mới có thể tìm được nguyên nhân, thường không do dị ứng.
Thuốc chống dị ứng chỉ giải quyết được triệu chứng tạm thời. Muốn điều trị hiệu quả thì cái chính là phải tìm cho ra nguyên nhân, đôi khi không mấy dễ dàng.
Điều trị mề đay thường dung các bài thuốc đông y để sắc uống và tắm
Mề đay mạn tính bao gồm: mề đay vật lý, mề đay do thuốc, mề đay mạn tính không rõ nguyên nhân. Mề đay vật lý được xác định qua tiền sử và các bài kiểm tra kích thích. Mề đay do thuốc được xác định bằng các bài kiểm tra khi mề đay vật lý bị loại trừ. Khi không xác định được nguyên nhân thì người ta xếp vào nhóm mề đay mạn tính không rõ nguyên nhân. Có khoảng 25-45% bệnh nhân bị mề đay mạn tính không rõ nguyên nhân, đây là một bệnh tự miễn.
Các yếu tố gây bệnh rất đa dạng: thời tiết nóng, lạnh, ánh sáng, tỳ ép, chà xát, phấn hoa, bụi trong nhà, lông thú, dược phẩm, thức ăn (tôm, cua, mực, nhộng…), chứng táo bón, giun sán, sự suy giảm chức năng thải độc của gan thận.

Thứ Hai, 10 tháng 3, 2014

NHỮNG CÁCH PHÒNG TRÁNH MỀ ĐAY


Dị ứng nổi mề đay(hay còn gọi là bệnh mề đay) là một hiện tượng rất phổ biến ở trẻ em và người lớn. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này trong đó có thể kể tới một số yếu tố như thời tiết, thức ăn, lông động vật, phấn hoa, côn trùng ….tác động vào cơ thể.


Nổi mề đay

Mề đay là một phản ứng viêm của da, có cơ chế phức tạp, trong đó có sự can thiệp của chất trung gian hóa học chính là histamin. Tuy là một bệnh da phổ biến, rất dễ nhận biết nhưng lại khó phát hiện nguyên nhân dù đã làm đầy đủ các xét nghiệm.
Hải sản là  món khoái khẩu nhiều người nhưng nó lại đem nhiều phiền toái



Người ta phân loại mề đay thành 2 dạng cấp tính và mãn tính. Dạng cấp tính có biểu hiện đột ngột ở bất cứ vùng nào trên cơ thể làm cho da sần, phù nề, ngứa dữ dội. Cơn xảy ra trong vài phút hoặc vài giờ rồi lặn hoặc có thể từng đợt kế tiếp nhau. Trong cơn mề đay cấp có thể kèm theo sốt cao, nôn mửa, đau quặn bụng, khó thở…

Với dạng mãn tính là hiện tượng mề đay thường kéo dài trên 8 tuần, không kể nhiều hay ít, có khi ngắt quãng nhiều ngày, có thể gặp các dạng khác nhau.
,Mề đay thường hay nổi ở phụ nữ vì họ có làm da mỏng sức đề kháng kém

Hầu hết hiện tường mề đay thường có nguyên nhân sâu sa từ chức năng tiêu độc của gan và chức năng bài tiết của thận suy giảm. Để điều trị mề đay tốt nhất là cần loại bỏ yếu tố gây bệnh nếu biết, và cần cho bệnh nhân cách ly với một số thức ăn, thuốc có thể gây dị ứng. Đặc biệt cần tránh các chất kích thích như: gia vị, rượu, trà, cà phê…

Trong trường hợp mề đay mãn tính thường có liên quan tới các bệnh lý bên trong nên bệnh nhân cần đến bác sĩ chuyên khoa khám, làm thêm các xét nghiệm cần thiết để tìm đúng nguyên nhân và có cách điều trị thích hợp.

Dị ứng
Mề đay do thời tiết thay đổi bất thường

Dị ứng của cơ thể xảy ra khi hệ miễn dịch của một cá nhân phản ứng lại với một chất hiện diện trong môi trường. Dị ứng có thể dẫn đến các vấn đề về hô hấp, đau đầu và kích ứng da. Các dạng dị ứng thường gặp có thể kể đến như dị ứng khi gặp không khí lạnh, dị ứng với sex (thường là dị ứng khi tiếp xúc với tinh dịch), dị ứng với phấn hoa, dị ứng khói thuốc, dị ứng mỹ phẩm, phân ve, khi thay đổi khí hậu hoặc một số ít dị ứng với ánh nắng mặt trời, nước hoa, động vật có vỏ, hải sản và thuốc. Khi bị dị ứng cần tìm nhanh và cách ly với các tác nhân gây dị ứng. Một số trường hợp cần sự can thiệp của thuốc nhưng cần có chỉ định của bác sỹ chuyên môn.

PHÒNG BỆNH MỀ ĐANH NHƯ THẾ NÀO

Mề đay là một loại bệnh phản ứng thũng nước có tính chất hạn chế ở từng bộ phận xuất hiện ngoài da do những mạch máu ở niêm mạc da bị dãn ra và tăng tính thẩm thấu.

Các loại protein động vật dễ nhạy cảm là cá, tôm, cua, sữa bò, bơ và các thức ăn có tính chất thực vật như măng, rau chân vịt, nấm, cà, đậu tằm....và các loại gia vị thơm vì chúng được gọi là "vật phát".

Những món ăn khoái khẩu thường gây ra mề đây vì ăn quá nhiều


Ngoài ra, có một số thực phẩm có tính nhạy cảm đối với một số người như rượu, sôcôla, các andehyt chưa no, phụ gia thực phẩm, các chất hợp thành trong thức ăn (như cac-con-men, axit salacilic, axit xitric), tinh dầu bạc hà.

Những thức ăn, đồ uống nói trên phần nhiều sinh phong, động huyết, hóa nhiệt, nhất là hải sản tanh, thịt thủ lợn, đầu gà, lá đỏ, nấm hương, nấm ăn (đều là các vật phát); ớt, thức ăn dầu mỡ gây béo ăn vào sẽ sinh đờm, động hỏa, hao tán, khí huyết. Nếu xét thấy bệnh thuộc chứng dương, chứng nhiệt thì càng cần kiêng kỵ nghiêm ngặt.

Tuy vậy, không phải người bệnh nào cũng đều nhạy cảm đối với các đồ ăn nói trên, nhưng nếu phát bệnh nên kiêng, sau này mới kiểm tra được loại nào dễ làm cho bệnh phát. Ví dụ, một số người uống rượu vào là phát bệnh mề đay, do vậy họ phải kiêng kỵ nghiêm ngặt loại này.
Mề đay do thời tieert và phấn hoa

Khi chưa xác định rõ nguyên nhân gây ra bệnh cấp tính, cần phải kiêng kỵ tuyệt đối một số loại thức ăn nhất là các loại cá (cá hoa vàng, cá hố, lươn, cá trèm, cá mực); Các loại có vỏ như tôm, cua, mẫu lệ, sò biển, ngao, ba ba; Các loại thịt: gà, ngan, dê, bò, thịt thủ lợn và các loại nấm, tỏi, hành, hẹ, ớt, dưa chuột, rau châm kim, thảo quả, rau trộn giấm, ngân hạnh, hạt dẻ, tương lạc, rượu và các thứ gia vị.

Trường hợp mề đay mãn tính khó xác định những thứ thức ăn nào dẫn tới dị ứng với họ bởi vì có một số thức ăn thường gây phản ứng chậm, sau khi ăn 24 giờ mới phát.

Thứ Ba, 4 tháng 3, 2014

LÀM CÁCH NÀO ĐỂ TRÁNH KHỎI MỀ ĐAY VÀO NHỮNG KHI GIAO MÙA

Cách chữa trị:

- Chẩn đoán bệnh: khám bệnh kỹ, hỏi bệnh sử và làm xét nghiệm trong trường hợp mề đay mãn tính bao gồm công thức máu, thử chức năng gan, thận, định lượng bổ thể, xét nghiệm về bệnh chất tạo keo (collagen), huyết thanh chẩn đoán viêm gan siêu vi B và C, sinh thiết da trong trường hợp nghi ngờ viêm mạch mề đay, thử nghiệm phóng thích histamin của tế bào basophil.

- Điều trị mề đay: loại bỏ nguyên nhân gây ra bệnh (cá biển,
Tác nhân gây mề đay
phấn hoa, thuốc sulphamide...) phối hợp với việc dùng thuốc kháng histamin (là một phương pháp được chấp thuận rộng rãi với các chuyên gia ngoài da) cho tới khi bệnh tự khỏi. Khi có triệu chứng phù họng, thanh quản đi kèm tiêm adrenalin dưới da (0.03mg – 0.05 mg trong dung dịch pha loãng 1/1000). Khi có thắt phế quản kéo dài thì phả truyền tĩnh mạch aminophyllin và dùng thuốc dạn phế quản dạng khí dung.


Điều trị bằng corticoides bắt đầu tác dụng chậm và không phải là lựa chọn hàng đầu cho phản ứng toàn thân. Nhưng nó được dùng để điều trị phòng ngừa các phản ứng kéo dài liên tục 30mg prednisolone/ngày và giảm liều dần trong 3 – 7 ngày.

CÁCH ĐIỀU TRỊ DỊ ỨNG MỀ ĐAY



Chữa trị

Khi bị mày đay, nên đi khám vì để lâu, mày đay sẽ thành mạn tính và khó chữa. Để điều trị các cơn mày đay sơ phát hoặc tái phát, có thể dùng các loại thuốc kháng histamin kèm theo thuốc an thần, hiện có rất nhiều biệt dược như: Phenergan, Peritol, Zyrtec, Claristin...
Phenergan

Khi cần, phải dùng cả đến thuốc cocticoit (Prednisolon, Cortancyl), kết hợp kháng sinh. Có trường hợp phải kết hợp tẩy giun sán, giải quyết các ổ nhiễm khuẩn ở tai mũi họng, đại tràng nếu có. Trường hợp phù Quinck nặng hoặc mày đay kiểu sốc phản vệ phải được cấp cứu kịp thời ở bệnh viện. Bệnh nhân không nên tự động dùng thuốc.

Hằng ngày, nên hạn chế rượu, thuốc lá, cà phê, muối vì chúng làm tăng độ nhạy cảm của thần kinh trung ương và ngoại vi, tăng ngứa. Tư tưởng phải thoải mái, an tịnh, tránh quá lo lắng bi quan vì bệnh. Cố gắng chống gãi để không gây thêm tổn thương trên da. Người bị mày đay do lạnh, nên hết sức thận trọng khi đi tắm sông, tắm biển, đề phòng bị chuột rút rất nguy hiểm.

NHỮNG ĐIỀU NÊN TRÁNH KHI BỊ MỀ ĐAY

Thỉnh thoảng, anh Hùng (20 tuổi, Hà Nội) lại thấy da bị phù và rất ngứa, lúc ở mặt, mí mắt, môi, thậm chí ở cả 'của quý'. Đi khám, anh mới biết mình bị mày đay vì dị ứng với cua đồng.

Lúc đầu, thấy da phù, càng gãi càng ngứa, anh Hưng nghĩ mình chỉ bị dị ứng bình thường, uống thuốc vào là khỏi. Thế nhưng suốt 6 tháng, cứ thỉnh thoảng anh lại thấy các nốt phù nổi lên rồi lại lặn sau vài giờ. Sau này, bác sĩ cho biết nguyên nhân là do anh ăn cua đồng, không ăn nữa thì khỏi.

Bia rượu là tác nhân chình gây mề đay ở đàn ông
Câu chuyện trên được bác sĩ Nguyễn Thành, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Da liễu Trung ương kể lại bên lề hội thảo về bệnh mày đay sáng nay, tại Hà Nội.

Ông Thành cho biết mày đay là một dạng của bệnh dị ứng. Da của người bệnh thường bị sẩn, phù, xuất hiện rất nhanh ở bất kỳ vùng da nào, kích thước to nhỏ khác nhau. Sẩn nổi trên mặt da, có thể hơi đỏ hoặc nhợt nhạt hơn vùng da xung quanh. Kích thước và hình dáng của các mảng sẩn thay đổi nhanh chóng, khi lặn đi thường không để lại dấu vết gì.
Không nên ăn cay nhiều


"Đa số người bệnh thường cảm thấy rất ngứa, cũng có trường hợp chỉ cảm giác châm chích hoặc rát bỏng. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi và hay tái phát. Mỗi ngày có 10-20 người đến khám vì bị bệnh này ở Bệnh viện Da liễu Trung ương", ông Thành cho biết.



Theo ông, mày đay thường không ảnh hưởng đến sức khỏe bởi chỉ là biểu hiện ngoài da, nhưng làm bệnh nhân khó chịu. Bệnh dễ phát hiện vì có biểu hiện rõ ràng nhưng lại khó chữa vì khó xác định nguyên nhân. Tùy cơ địa, mỗi người có tác nhân gây bệnh khác nhau, có thể do phấn hoa, bụi, thuốc, hải sản, rượu bia, sơn... "Chỉ cần tránh tác nhân gây mày đay là sẽ không bị bệnh nữa", ông Thành nói.

CÁCH PHÒNG BỆNH MỀ ĐAY VÀO MÙA ĐÔNG TỐT NHẤT



Phòng và chữa trị nổi mề đay như thế nào?


Phòng bệnh:

Loại bỏ yếu tố gây bệnh như là tránh một số thức ăn, một số thuốc có thể gây dị ứng như gà, hải sản…
không nên để trẻ bị lạnh do thời tiết

Mặc đủ thoáng hoặc đủ ấm, và tránh tiếp xúc với môi trường lạnh
Phụ nữ không nên lạm dụng mỹ phẩm, nên lựa chọn sản phẩm thích hợp với da
Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ

Tuy nhiên nếu không may bị mắc bệnh thì lúc này bạn cần:

Ăn nhẹ, giảm muối. Trường hợp gây ngứa, khó chịu nhiều, có thể dùng giấm thanh pha trong nước ấm để tắm và kết hợp thuốc chữa bệnh nổi mề đay rất hiệu quả

Chủ Nhật, 2 tháng 3, 2014

PHÒNG BỆNH MỀ ĐAY KHI GIAO MÙA

Sau một tuần ăn khế chua và tắm mình với lá khế, tình hình mề đay của mình đã được cải thiện rõ rệt.
Bà bầu thường hay mắc mề đay vào những lúc giao mùa
Khi mang thai ở giai đoạn thứ 2 thứ 3 của thai kỳ, mẹ bầu thường gặp tình trạng ngứa khắp cơ thể đơn giản vì tăng cân nhiều, da quá căng và rạn. Ngứa nặng nhất xuất hiện ở vùng bụng, ngực, hông, đùi, nghĩa là những nơi tăng kích thước nhiều nhất trong quá trình mang thai. Nếu ngứa như vậy thì mẹ bầu sẽ không phải lo lắng nhưng vì một lý do khác như mẩn ngứa và nổi mề đay thì mẹ bầu nên cẩn trọng.
Nổi mề đay là một bệnh viêm da truyền nhiễm cấp tính do virus mề đay gây nên, sẽ không nguy hiểm đối với những người bình thường nhưng lại rất nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai. Vì virus mề đay lây lan, viêm nhiễm khắp người, loại virus này còn tấn công cả vào trong tử cung thông qua nhau thai và bộ phận sinh dục nên ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi gây hậu quả xấu. Điều mà không mẹ bầu nào mong muốn. Trong quá trình mang thai do thay nổi nội tiết tố, thay đổi độ pH vùng âm hộ, âm đạo, vùng này có độ kiềm cao nên rất nhạy cảm dễ dẫn đến viêm nhiễm. Ở bà bầu mề đay thường xuất hiện ở tháng thứ 4 đến tháng thứ 9 và gây ngứa ở những vùng có lông như đầu, mặt, nách, bộ phận sinh dục. Tuy nhiên có một số mẹ bầu lại hay nhầm tưởng bị ngứa do da bị rạn và căng quá mức nên khi mề đay nổi toàn thân và liên tục xuất hiện dẫn đến nguy cơ nặng thì mẹ bầu mới té ngửa ra thì lúc đó sẽ thật khó chữa.
Mẹ bầu hết nỗi lo nổi mề đay, mẩn ngứa - 1
Ở bà bầu mề đay thường xuất hiện ở tháng thứ 4 đến tháng thứ 9 và gây
ngứa ở những vùng có lông như đầu, mặt, nách, bộ phận sinh dục. 
Dấu hiệu để mẹ bầu nhận biết nổi mề đay là những mảng sẩn phù màu hồng hoặc đỏ, nổi trên da mặt, từng đám mụn mọc tập trung hoặc rải rác không đều ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể gây cảm giác ngứa khó chịu. Những vết đỏ, hồng nổi từng mảng sẽ xuất hiện vài phút và mất dần đi nhưng rồi ngày sau sẽ tái phát. Đấy là trường hợp nhẹ còn nếu bị nặng sẽ kèm theo đau cổ họng, ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, khớp và ra nhiều khí hư…
Sở dĩ mình hiểu và biết tường tận căn bệnh mề đay là do mình đã từng mắc phải trong thời gian bầu bí, lúc đó mình đang ở tuần thứ 25 của thai kỳ. Nếu mẹ nào đã mắc chứng mề đay thì sẽ hiểu và thông cảm với nỗi khổ của mình. Những ngày tháng sống với những vết loang nổ, lốm đốm dấu chấm đỏ to nhỏ như một chú chó đốm và cảm giác ngứa ngáy liên hồi, ngứa toàn thân và chỉ muốn gãi cho thỏa cơn ngứa thôi mới thấy thật thảm hại. Tất cả từ vùng bụng, ngực, cánh tay, mông, đùi đều nổi mẩn và bị xước do tay mình gãi. Nhiều đêm mất ngủ vì mề đay hoành hành còn ban ngày thì bị chứng ốm nghén, buồn nôn đến đau quặn bụng. Cả tháng ấy mình chỉ ở nhà vì phải kiêng gió, tránh khói, bụi, phải ăn kiêng những đồ ăn dễ gây dị ứng và lại còn không được tắm nước lạnh nữa chứ. Giữa những ngày hè trời nắng nóng như đổ lửa, mình đeo ba lô ngược đến toát cả mồ hôi thì thử hỏi không tắm có chịu được không cơ chứ?
Đi khám bác sĩ da liễu thì mang về một vốc thuốc to nhưng cũng không dám uống mặc dù bác sĩ bảo chẳng sao cả. Định thi gan với chứng mề đay, ai dè hôm mẹ chồng ra chơi thấy con dâu toàn thân nổi mẩn đỏ, mẹ kêu quá trời vì thương con. Ngay hôm đó, mẹ đã sai chồng đi tìm cho bằng được lá khế về để mẹ đun nước tắm. Mẹ bảo chỉ có lá khế, bài thuốc dân gian mới trị nổi chứng mề đay ở thai phụ. Ông xã mình mang về cho mình một túi lá khế to đưa cho mẹ để mong cứu nguy. Nhìn mẹ cẩn thận tuốt nhanh từng lá khế rồi rửa sạch dưới vòi nước, sau cùng mẹ dùng cối giã nát lấy nước chua. Mẹ mình vừa làm vừa dạy mình cách làm. Mẹ bảo chỉ cần “500 gam lá khế chua tươi, rửa sạch rồi cho vào giã lấy nước chua đun sôi kỹ, thật đặc sau đó hòa một ít nước lạnh để mức âm ấm rồi dùng khăn nhúng nước lá khế chua đã đun chà nhẹ lên vùng bị mề đay hoặc dùng bã lá khế chà sát lên hay có thể tắm đều được. Ngày làm 2 lần chứng mề đay sẽ giảm dần và các nốt đỏ sẽ bay biến”.
Mẹ bầu hết nỗi lo nổi mề đay, mẩn ngứa - 2
Lá khế giúp chữa bệnh mề đay hiệu quả cho bà bầu. (ảnh minh họa)
Mẹ mình còn ướp khế với muối cho mình ăn vì mẹ bảo quả khế có vị chua, ngọt, tính mát có tác dụng chống viêm lợi phế, nhuận tràng…Mẹ bảo những thành phần như lá khế, hoa khế, quả khế đều có tác dụng chống dị ứng và chống ngứa đặc biệt trừ rôm sảy và mề đay rất hiệu quả…

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

ĐIỀU TRỊ MỀ ĐAY BẰNG ĐÔNG Y

Mày đay (urticaire) là một bệnh ngoài da phổ biến, thường do các nguyên nhân như dị ứng thuốc, hóa chất, thức ăn…; yếu tố vật lý như lạnh, nóng, ánh nắng…; tiết cholin; mắc các bệnh thể địa. Bệnh thường biểu hiện bằng các thể lâm sàng như cơn mề đay cấp, phù Quinck, da vẽ nổi, mày đay mạn tính… Khi mắc căn bệnh này, chúng ta có thể trị liệu bằng tây y hoặc đông y.
 
Nổi mề đay ở trẻ nhỏ vào này giao mùa
Trong đông y, ngoài các biện pháp dùng thuốc, châm cứu, bấm huyệt…, người bệnh còn được hướng dẫn sử dụng các món ăn - bài thuốc có công dụng phòng chống mày đay. Dưới đây, xin được giới thiệu với bạn đọc một số món ăn - bài thuốc thông dụng, dễ thực hiện:
Bài 1: Phòng phong 10g, mạch nha 15g, hai vị tán nhỏ hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Dùng tốt cho trường hợp mày đay do gió lạnh.
Bài 2: Bạch tiên bì 15g, thổ phục linh 15g, hai thứ đem sắc lấy nước uống thay trà. Dùng tốt cho trường hợp mày đay mẩn cục kéo dài.
 Cây tỳ bà diệp cho vị thuốc trị mày đay nổi cục đỏ ngứa.
Bài 3: Khoai môn lượng vừa đủ, cạo sạch, thái miếng rồi đem  
khoai môn
hầm nhừ, cho thêm muối hoặc đường, chia ăn nhiều lần. Dùng cho trẻ em bị mày đay do dị ứng thức ăn.
Bài 4: Xác ve sầu 10 con, sắc trong 10 phút, bỏ bã lấy nước ninh với đậu xanh 30g và gạo tẻ 50g thành cháo loãng rồi cho thêm đường, chia ăn vài lần trong ngày.
lót ve sầu
Bài 5: Đậu xanh 30g, bách hợp 30g, thảo quyết minh 10g. Đem thảo quyết minh sắc kỹ lấy nước bỏ bã rồi cho đậu xanh và bách hợp vào ninh nhừ thành cháo, chế thêm đường, chia ăn vài lần trong ngày.
Bài 6: Ô tiêu xà (rắn sọc đen) 1 con nặng chừng 250g, thiên ma 9g. Làm thịt rắn, lột da, bỏ đầu và nội tạng, rửa sạch, chặt khúc, tẩm ướp hành gừng và một chút rượu rồi đem hầm chín; thiên ma ngâm nước ấm trong 30 phút, thái chỉ rồi cho vào ninh cùng ô tiêu xà, khi chín chế thêm gia vị, chia ăn vài lần.
Bài 7: Tỳ bà diệp 250g rửa sạch, thái vụn, giã nát vắt lấy nước, đem hấp cách thủy cùng một lượng đường phèn vừa đủ trong 20 phút, chia uống vài lần trong ngày. Dùng cho những trường hợp mày đay nổi cục đỏ ngứa.
Mạnh nha 1 trong những vị thuốc không thể thiều trong điều trị mề đay
Bài 8: Sơn tra 10g, trúc diệp 10g, mạch nha 15g, cam thảo 5g. Tất cả đem sắc kỹ lấy nước bỏ bã rồi ninh cùng 50g gạo tẻ thành cháo, chế thêm đường trắng, chia ăn vài lần trong ngày.
Bài 9: Xương sườn lợn 100g, rửa sạch, chặt nhỏ, đổ nước vừa đủ, đun sôi, vớt sạch bọt nổi rồi cho thêm 50g hải đới và 30g thổ phục linh ninh thật nhừ, chế thêm gia vị, dùng làm thức ăn hàng ngày, 10 ngày là 1 liệu trình. Dùng cho những trường hợp mày đay mạn tính.
Các món dược thiện nêu trên thường được dùng để dự phòng và hỗ trợ điều trị bệnh mày đay cấp và mạn tính. Khi dùng, cần chú ý kiêng các thức ăn cay nóng như ớt, hành, hẹ, tỏi, quế, hồi, thịt dê, thịt chó… Nên ăn những đồ ăn thức uống giàu vitamin như rau xanh, hoa quả tươi.

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ MỀ ĐAY



Mày đay là một phản ứng viêm của da, có cơ chế phức tạp, trong đó có sự can thiệp của chất trung gian hóa học chính là histamin. tuy là một bệnh da phổ biến, rất dễ nhận biết nhưng lại khó phát hiện nguyên nhân dù đã làm đầy đủ các xét nghiệm.



Có nhiều yếu tố gây bệnh (bên trong, bên ngoài cơ thể, cơ địa) và trên một bệnh nhân, nhiều khi không chỉ có một mà gồm nhiều yếu tố cùng kết hợp.

Diễn tiến bệnh

Cấp tính: Xảy ra đột ngột và biến mất nhanh sau vài giờ hoặc vài ngày, hay gặp ở người trẻ và nguyên nhân thường gặp là do thức ăn hoặc thuốc.

Mạn tính: Kéo dài trên 6 tuần, đa số là tự phát (vô căn), trường hợp này phải dựa vào những nghiên cứu thật công phu, tỉ mỉ mới có thể tìm được nguyên nhân.

Thuốc chống dị ứng chỉ giải quyết được triệu chứng tạm thời. Muốn điều trị hiệu quả thì cái chính là phải tìm cho ra nguyên nhân, đôi khi không mấy dễ dàng.

Các dạng mày đay
Mày đay thông thường

Bệnh bắt đầu đột ngột, rầm rộ ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể với những sẩn phù có màu hồng, đặc biệt rất ngứa và có thể hợp lại thành mảng có giới hạn rõ lan rộng khắp người. Sau vài phút hay vài giờ thì lặn mất, không để lại dấu vết. Phát ban có thể lặn ở chỗ này và nổi ở chỗ khác.
Phù mạch (còn gọi là phù Quincke).

Nổi ban đột ngột làm sưng to cả một vùng (mí mắt, môi, bộ phận sinh dục ngoài, niêm mạc...), cho cảm giác căng nhiều hơn ngứa, có thể kèm theo nổi mày đay. Nếu phù ở lưỡi, thanh quản, hầu sẽ gây suy hô hấp, phải xử trí cấp cứu.
Da vẽ nổi
Đậu xanh điều trị mề đay giúp mát thanh nhiệt

Còn gọi là mày đay giả. Nếu dùng một vật đầu tù xát nhẹ lên da, vài phút sau trên mặt da sẽ nổi gồ lên một vệt màu hồng. Có thể đi kèm nổi mày đay.

Ngoài ra mày đay còn có những dạng khác như sẩn nhỏ, sẩn - mụn nước hay xuất huyết.

Mày đay hay phù Quincke có thể đi kèm với những triệu chứng toàn thân như sốt, đau khớp, rối loạn tiêu hóa, nhức đầu và nặng nhất là trụy tim mạch (sốc phản vệ) cần phải xử trí cấp cứu.

Các nguyên nhân gây nổi mày đay
Mày đay thông thường

a. Thức ăn: Những loại có thể gây dị ứng như sữa, trứng, cá biển, tôm cua, sò, ốc, phô mai, đồ hộp, mắm, tương, chao, sô-cô-la, rượu, bia. Các chất tạo màu thực phẩm và các chất bảo quản thực phẩm.
Bia rượu gây nên mề đay

b. Thuốc: Có thể xảy ra ngay sau khi dùng lần đầu hoặc từ 5-10 ngày sau. Nổi mày đay đơn thuần hay có kèm với sốt, đau khớp, nổi hạch... Các thuốc thường gây dị ứng nổi mày đay là Pennicillin (nguy hiểm nhất), Aspirin, thuốc hạ nhiệt, các chất cản quang có chứa iod (trong chụp X - quang), thuốc ức chế men chuyển (điều trị cao huyết áp, suy tim), thuốc gây mê, huyết thanh, vaccin v.v...

c. Nọc độc: Ong, kiến, sâu bọ...
Ong và phấn hoa gây nên dị ứng

d. Kháng nguyên hô hấp: Rơm rạ, phấn hoa, bụi nhà, lông vũ, men mốc...

e. Nhiễm:

- Virus (viêm gan siêu vi B, C).

- Vi khuẩn (ở tai, mũi, họng; bộ phận tiêu hóa, răng, miệng, niệu sinh dục).

- Ký sinh trùng đường ruột (giun, sán, giun kim).

- Nấm (candida ở da, nội tạng).
Mày đay do tiếp xúc (với chất hữu cơ hay hóa học).
Mày đay vật lý

a. Da vẽ nổi.
mề đay da vẽ

b. Mày đay do vận động xúc cảm.

c. Mày đay do chèn ép, chấn động.

d. Mày đay do lạnh, nóng, nước, ánh sáng mặt trời.
Mày đay hệ thống

a. Bệnh chất tạo keo (luput đỏ...).

b. Viêm mạch.

c. Bệnh nội tiết (tiểu đường, cường giáp).

d. Bệnh ung thư.
Mày đay do di truyền
Mày đay tự phát (vô căn).

Điều trị mày đay

- Tốt nhất là loại bỏ yếu tố gây bệnh nếu biết.

- Tránh một số thức ăn, một số thuốc có thể gây dị ứng; Tránh các chất kích thích như gia vị, rượu, trà, cà phê...

Trong cơn cấp:

+ Ăn nhẹ, giảm muối.

+ Trường hợp gây ngứa, khó chịu nhiều, có thể dùng giấm thanh pha trong nước ấm (một phần giấm hai phần nước) để thoa hay tắm.

+ Tránh dùng thuốc mỡ kháng histamin (phenergan) thoa vì dễ gây viêm da dị ứng. Mỡ corticoides ít hiệu quả, có thể gây một số tác dụng phụ (nhất là khi thoa trên diện tích quá lớn).



Hiện nay có một số thuốc chống dị ứng (thuốc kháng histamin) thế hệ mới không gây buồn ngủ, có thể sử dụng như:

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

ĐIỀU TRỊ MỀ ĐAY VÀO MÙA HÈ



Cơ địa nhạy cảm là yếu tổ thuận lợi cho bệnh xuất hiện

Nguyên nhân gây nên bệnh rất phức tạp nhưng chủ yếu là do yếu tố cơ địa, tức là cơ thể dễ nhạy cảm với các yếu tố kích thích (yếu tố kích thích cũng rất đa dạng như nóng, lạnh đột ngột, một số thức ăn, phấn hoa, vi khuẩn, vi nấm, giun sán hoặc do tăng tiết chất cho – lin và ngay cả các loại thuốc (thuốc đông y, thuốc nam, tây y). Bệnh mề đay cũng có thể do di truyền… Sự xuất hiện bệnh mề đay là do phản ứng quá mẫn giữa kháng thể có sẵn trong cơ thể khi gặp kháng nguyên lạ (dị nguyên).

Bệnh mề đay thường có 2 loại: cấp tính và mạn tính. Mề đay cấp tính thường xảy ra đột ngột và xuất hiện ở bất kỳ vùng da, niêm mạc nào trên cơ thể. Đầu tiên xuất hiện các nốt sần có màu hồng hoặc đỏ, phù nề, ngứa.

Ngứa là triệu chứng điển hình nhất của mề đay và chính ngứa làm cho người bệnh rất khó chịu, đặc biệt là trẻ nhỏ. Ngứa rất dữ dội, càng gãi càng ngứa, có khi ngứa phải gãi đến mức chảy cả máu tươi vẫn không đỡ ngứa. Nốt sẩn, ngứa có khi ở một vùng da nào đó trên cơ thể, có khi cả đám rộng nhưng có khi chỉ rải rác. Nốt sẩn, ngứa kéo dài cả tuần không tự khỏi. Một số trường hợp bệnh nặng thì ngoài sự biểu hiện ở da, chúng còn có thể xuất hiện ở niêm mạc đường tiêu hóa gây đau quặn bụng, nôn, ỉa chảy.

mề đay khi dao mùa




Mề đay mạn tính gặp ở nhiều dạng khác như dạng thành vòng, dạng thành vạch, dạng xuất huyết, dạng mụn nước. Đặc biệt là dạng phù Quinke (sưng mặt, mí mắt, môi, bộ phận sinh dục). Phù Quincke xảy ra đột ngột và kéo dài vài giờ.

Cũng nên lưu ý rằng ở một người có cơ địa dị ứng, ví dụ như bị chàm, tổ đỉa, viêm da dị ứng, hen suyễn, viêm mũi, viêm xoang dị ứng… với sự thay đổi của thời tiết, nhất là lạnh thì bệnh mề đay càng dễ tái phát. Việc chẩn đoán bệnh mề đay không khó, chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng. Tuy vậy, việc chẩn đoán nguyên nhân gây nên bệnh mề đay còn gặp không ít khó khăn bởi vì các loại di truyền gây nên bệnh rất đa dạng, kèm theo đó là yếu tố cơ địa hoặc di truyền.

Khi nghi ngờ bị bệnh mề đay, nên làm gì?

Mề đay cũng có thể gặp những loại gây ung thư nguy hiểm cho tính mạng (ở đường hô hấp, đường tiêu hóa hay tổ chức thần kinh), vì vậy, khi nghi ngờ bị bệnh mề đay, nên đến khám bác sĩ để được xác định, điều trị dứt điểm và đề phòng biến chứng xảy ra. Nếu xác định được nguyên nhân thì việc chỉ định thích hợp và phòng tái phát cũng thuận lợi hơn rất nhiều. Từ ngày phát minh ra thuốc kháng histamin, nhất là các loại kháng histamin tổng hợp thì việc điều trị các bệnh dị ứng, đặc biệt là bệnh mề đay có hiệu nghiệm hơn rất nhiều.

ngứa là biểu hiện mề đay




Ăn, uống cũng được góp khá tích cực trong việc phòng bệnh mề đay tái phát. Người bị bệnh mề đay nên kiêng các loại thức ăn dễ gây bệnh mề đay như tôm, cua, ốc. Không nên uống rượu, bia bởi vì đây là yếu tố thuận lợi cho bệnh mề đay tái phát. Mùa lạnh cần mặc đủ ấm, nhất là khi có gió mùa Đông Bắc tràn về và khi ra khỏi nhà. Cần giữ vệ sinh môi trường sống, vệ sinh răng miệng, mũi họng để tránh mắc các bệnh do vi sinh vật gây ra bởi các độc tố của chúng và cũng là các loại dị nguyên lạ đối với cơ thể.

mùa hè thường bị mề đay

Đề phòng bệnh mề đay do giun sán, nên tẩy giun định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ. Khi bị bệnh mề đay, nên hạn chế gãi để tránh gây chảy máu làm da bị bội nhiễm gây viêm da, mưng mủ làm khó khăn cho việc điều trị và đôi khi còn gây nguy hiểm (ví dụ như nhiễm khuẩn huyết).

NGUYÊN NHÂN CHÍNH GÂY RA MỀ ĐAY

Triệu chứng lâm sàng:

Ngứa là triệu chứng chủ yếu.
Sẩn phù: là những tổn thương có giới hạn rõ rệt, tròn hoặc không đều, kích thước vài mm đến vài cm, vung trung tâm trắng, ngoại vi màu hồng nhạt, ấn có cảm giác căng. Có thể sẩn có ở một vùng giới hạn hoặc ở khắp cơ thể. Khi xuất hiện ở những tổ chức lỏng lẻo như bộ phận sinh dục, mi mắt, có thể gây phù rất lớn., các thương tổn có thể xẹp dần xuống và thay thế vào đó là các thương tổn mới. có thể do ngứa gãi mà có thêm tổn thương như xây xước da, mụn mủ bội nhiễm…

Bia rượu gây nổi mề đay ở người lớn

Các thương tổn mày đay nếu xuất hiện ở niêm mạc đường hô hấp có thể gây khó thở, ở niêm mạc dạ dày bệnh nhân có thể có đau bụng từng cơn.
Mày đay tiến triển thành từng đợt, mỗi đợt không quá vài ba ngày. Có những trường hợp bệnh tái phát liên tục nhiều lần, trở thành mạn tính. 

Lốt ve sâu điều trị mề đay
Điều trị:

Thông thường điều trị bằng các thuốc kháng histamin tổng hợp tức thời trong vòng 10 đến 15 ngày đầu phát bệnh. Sau đó phải tiếp tục điều trị để loại trừ các nguyên nhân gây bệnh.

Điều trị mày đay cần chú ý vệ sinh môi trường, tránh tiếp xúc với những nguyên nhân có thể gây khởi phát bệnh, ăn kiêng (thực phẩm từ biển, đồ lên men…), tránh gió bụi, tắm nước ấm, hạn chế dùng xà phòng có chất tẩy rửa mạnh. Ngoài ra, có thể dùng thêm thuốc kháng dị ứng, như: Chlorpheramine, Polaramine, Hydroxyzine, Cetirizine, Loratadine… Nếu dùng khoảng 2 tuần mà tình trạng bệnh không giảm hoặc diễn tiến chậm nên đến bác sĩ chuyên khoa da để được khám và cho xét nghiệm tầm soát các yếu tố khởi phát bệnh.



Muốn điều trị dứt điểm triệu chứng nổi mày đay vào các buổi chiều tối hoặc khi trời hơi lạnh phải tìm được nguyên nhân và loại bỏ nguyên nhân đó. Tuy nhiên việc tìm nguyên nhân nhiều khi rất khó vì vậy điều trị thường đòi hỏi sự kiên trì là lâu dài.

Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014

NGUYÊN NHÂN GÂY RA BỆNH MỀ ĐAY

1. Thực phẩm, thức uống, gia vị: Thức ăn hay bị "đổ thừa" nhất là đồ biển như: sò, nghêu, cua, ghẹ, cá biển. Các loại sôcôla, sữa, bơ, phó mát. Nhóm thực vật là dưa gang, dưa tây, cà chua, trái dâu, kể cả hành, tỏi. Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng thức ăn thông thường nhất, "lành nhất" cũng có thể gây bệnh. 
Socola là tác nhân gây ra bệnh mề đay do chất kích thích có trong nó

2. Các chất phụ gia: Cũng là yếu tố quan trọng. Chúng có thể là chất tự nhiên như các loại men, con giấm hoặc chất hóa học dùng để bảo quản và nhuộm màu thực phẩm. 

3. Thuốc men: Có rất nhiều thứ thuốc có thể gây dị ứng và nổi MÐ. Ðáng kể nhất là Penicilline rồi đến Aspirine, Sulfamides; các loại thuốc ngủ, thuốc an thần, thuốc trị đau nhức xương khớp, thuốc ngừa thai và còn nhiều loại khác. 
4. Nhiễm trùng: Các ổ nhiễm trùng, nhiễm nấm tiềm tàng thường gây bệnh MÐ mãn tính như viêm xoang, sâu răng, nhiễm trùng đường tiểu, đường hô hấp trên như viêm mũi - họng. 
5. Các loại bụi nhà, bụi phấn hoa, bụi lông thú và các loại ky sinh trùng cũng thường là nguyên nhân của MÐ mãn tính. 
6. Các yếu tố xúc cảm, thay đổi nhiệt độ, áp lực cọ xát do quần áo chật bó cũng có thể làm nổi MÐ.

ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ MỀ ĐAY HIỆU QUẢ NHẤT

Dạng phong nhiệt

Biểu hiện: Nốt chẩn đỏ tươi, nóng rát, ngứa kịch liệt, phiền táo, miệng khát; có thể kèm theo phát sốt, sợ lạnh, họng sưng đau, gặp nóng bệnh phát nặng thêm, rêu lưỡi trắng hoặc vàng nhạt, mạch tế sác (nhỏ nhanh).

Phép chữa: Trừ phong, thanh nhiệt, chống ngứa.

Bài 1: Kim ngân hoa 12g, vỏ núc nác 12g, lá đơn đỏ (đơn mặt trời) 6g. Sắc với 800ml nước, đun lấy 400ml, chia thành 2 phần, uống vào sáng sớm và chiều tối, lúc đói bụng.
lá đơn đỏ

Bài 2: Kim ngân hoa 12g, phù bình (bèo cái) 6g. Sắc và uống như bài 1.

Bài 3: Phù bình 16g, vỏ núc nác 12g, thuyền y (xác ve sầu) 10g. Sắc và uống như bài 1.

Bài 4: Phù bình tía tươi 50g, lá muồng trâu tươi 20g. Sắc với 600ml nước đun còn 300ml, người lớn chia 2 lần, trẻ nhỏ chia 3-4 lần uống trong ngày.

Bài 5: Lá đơn răng cưa, lá đơn đỏ, đơn tướng quân (sao đen), củ khúc khắc, kim ngân hoa mỗi vị 20g, cam thảo đất 20g (hoặc cam thảo bắc 8g); quả ké đầu ngựa (sao) 15g. Sắc với 1000ml, đun còn 300ml, người lớn chia 2 lần, trẻ nhỏ chia 3-4 lần uống trong ngày.

Bài 6 (sơ phong thanh nhiệt thang): Tang diệp (lá dâu tằm), cúc hoa, kim ngân hoa, liên kiều, xích thược mỗi vị 10g; trúc diệp (lá tre hoặc lá trúc), cam thảo mỗi vị 5g; bạc hà 4g; thuyền y, đan bì mỗi vị 6g. Sắc với 800ml nước, đun còn 450ml, chia thành 3 phần uống sáng, trưa, chiều, lúc đói bụng.

Dạng phong hàn

Biểu hiện: Nốt chẩn sắc trắng, ngứa, gặp gió lạnh thì phát nặng, thời tiết ấm thì bệnh giảm nhẹ. Chất lưỡi đỏ nhạt, rêu lưỡi trắng; mạch phù (nổi trên mặt da).

Phép chữa: Trừ phong, tán hàn, chống ngứa. Trường hợp bệnh nhẹ có thể sử dụng bài thuốc 1 hoặc 2, bệnh nặng dùng bài thuốc 3 hoặc 4.

Bài 1: Quả ké đầu ngựa (sao vàng, nghiền thành bột mịn). Ngày uống 3 lần mỗi lần 1-2g, chiêu thuốc bằng nước sôi hoặc hòa vào rượu trắng uống.
Hương nhu

Bài 2: Hương nhu 12g, phù bình 6g. Sắc với 800ml nước, đun lấy 400ml, chia thành 2 phần, uống vào sáng sớm và chiều tối, lúc đói bụng.

Bài 3: Quế chi 6g; kinh giới, tía tô, mỗi vị 10g; hành 15g (để cả củ); gừng tươi 8g. Sắc với 800ml nước, đun còn 400ml, chia ra 2 lần uống sáng, chiều, lúc đói bụng.

Bài 4: Kinh giới, phòng phong, khương hoạt, quế chi, bạch thược mỗi vị 6g; xuyên khung 10g; cam thảo, gừng tươi mỗi thứ 5g; đại táo 5 trái. Sắc với 800ml nước, đun còn 450ml, chia ra 3 lần uống sáng, trưa, chiều, lúc đói bụng. Dùng cho trường hợp bệnh phát nặng.

Dạng huyết hư phong táo (thể mạn tính)

Biểu hiện: Bệnh kéo dài lâu ngày, thỉnh thoảng lại phát tác, buổi chiều và buổi tối phát nặng hơn. Kèm theo tâm phiền, dễ cáu giận, miệng khô, lòng bàn chân bàn tay nóng. Chất lưỡi đỏ khô, rêu lưỡi ít. Mạch tế (nhỏ yếu).Phép chữa: Dưỡng huyết, nhuận táo, trừ phong, chống ngứa.

Bài 1: Đương quy, bạch thược mỗi vị 10g, kinh giới 6g. Sắc nước uống thay trà trong ngày.
bạch thược

Bài 2: Thục địa 12g, hạ liên thảo (cỏ nhọ nồi), nhẫn đông đằng (dây kim ngân) mỗi vị 10g. Sắc nước uống thay trà trong ngày.

Bài 3: (Dưỡng huyết nhuận táo thang): Sinh địa hoàng 15g, bạch thược, đan sâm, huyền sâm, hà thủ ô chế, đan bì mỗi vị 10g; đương quy, xuyên khung, thuyền y, cam thảo mỗi vị 6g. Sắc với 1.000ml nước, đun còn 450ml, chia ra 3 lần uống sáng, trưa, chiều, lúc đói bụng. Dùng trong thể bệnh nặng, khí huyết suy nhược, bệnh tái phát nhiều lần.