Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2014

MỀ ĐAY Ở TRẺ NHỎ CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG



Hiện tượng nổi mề đay ở trẻ xuất hiện kéo theo các triệu chứng như vùng da sẩn đỏ, gây ngứa và khó chịu cho trẻ. Đây là một phản ứng viêm của da, có cơ thể phức tạp và có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Mề đay ở trẻ thường xuất hiện dưới 2 dạng : bệnh mề đay cấp tính và mãn tính. Dưới đây là một số lưu ý dành cho cha mẹ khi trẻ bị mề đay.

TheoLương y Việt Nga, khi trẻ bị mề đay cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

Cần loại bỏ hết tất cả các yếu tố gây bệnh cho trẻ.

Cần tránh cho trẻ ăn một số thức ăn, một số thuốc có thể gây dị ứng. Đặc biệt tránh các chất kích thích như gia vị, rượu, trà, cà phê….


Trong trường hợp nổi mề đây cấp tính , cha mẹ cần lưu ý cho trẻ ăn nhẹ, giảm muối. Trường hợp gây ngứa, khó chịu nhiều có thể dùng giấm thanh pha trong nước ấm (pha một phần giấm, 2 phần nước) để thoa hay tắm.
Phòng tránh mề đay ở trẻ vào mùa đông

Cần tránh dùng các loại thuốc mỡ kháng histamn (phenergan) thoa vì dễ gây viêm da dị ứng. Mỡ corticoides ít hiệu quả, có thể gây một số tác dụng phụ (nhất là khi thoa trên diện tích quá lớn).

Để điều trị mề đay cấp, nặng kèm phù thanh quản có thể sử dụng thuốc corticoides (uống hay tiêm) . Một số trường hợp nổi mề đay do viêm mạch, mề đay do chèn ép không đáp ứng với các thuốc kháng histamin thông thường, không nên dùng để điều trị mề đay mạn tính tự phát.Tuy nhiên, mọi lưu ý về liều lượng và sử dụng thuốc cần có sự tư vấn của bác sỹ chuyên khoa.
Trẻ bị mề đay nặng ở phần đầu gây nguy hiểm sau này
Trong trường hợp mề đay mãn tính : Mề đay mãn tính thường có liên quan tới các bệnh lý bên trong nên bệnh nhân cần đến bác sĩ chuyên khoa khám, làm thêm các xét nghiệm cần thiết để tìm đúng nguyên nhân và có cách điều trị thích hợp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét