Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2014

PHÒNG TRÁNH BỆNH MỀ ĐAY VÀO MÙA HÈ

Mề đay là căn bệnh ngoài da, triệu chứng dễ nhận thấy nhất là trên da nổi lên từng đám mẩn tập trung hoặc rải rác, không đều, màu hồng hoặc xanh trắng và rất ngứa, gây khó chịu. Bệnh này rất phổ biến ở cả trẻ em và người lớn.
Ngứa ngáy khắp người
  
thuốc nam điều trị mề đay

Em V.V.K (HS lớp 12 - Trường THPT Hàn Thuyên - TP.HCM) bị nổi mề đay 3 tháng nay. Mặc dù K. đã uống thuốc theo sự chỉ dẫn của BS nhưng vẫn không thấy hết. Các đốm cứ nổi rồi lại lặn, rồi lại nổi lên tiếp gây ngứa rất khó chịu. K. không biết dùng thuốc nào để trị dứt bệnh này, cũng như những cách trị mẹo để không còn bị ngứa nữa. Không chỉ riêng K. mà nhiều người cũng có chung nỗi khổ ấy. Người thì ngứa ở lưng, ở tay, ở chân... thậm chí toàn thân. Thành N. (SV Trường ĐH Kinh tế TP.HCM) hơn tháng nay cũng bị nổi mề đay khắp người, cục đỏ từng mảng bự và rất ngứa. Có khi làm môi và mắt N. sưng lên, đi bệnh viện uống thuốc thì thấy hết nổi... nhưng ngưng thì nó nổi lại. N. cũng uống thuốc nam nhưng không có tác dụng. Suốt thời gian qua, N. kiêng không ăn đồ biển nữa.

không nên ăn ghẹ sò khi bị mề đay
BS. Mai Thu Đường (Bệnh viện Da liễu TP.HCM) cho biết: “Theo y học hiện đại, mề đay xảy ra do những chất gây dị ứng (như thời tiết, thức ăn, lông động vật, phấn hoa, côn trùng...) tác động vào cơ thể. Kích thước và số lượng mề đay thay đổi khác nhau, có thể ở bất cứ vị trí nào trên da. Thông thường, người ta chia mề đay ra làm 2 loại chính là cơn mề đay cấp tính: Bệnh biểu hiện đột ngột ở bất cứ vùng nào trên cơ thể, ngứa dữ dội. Cơn xảy ra trong vài phút hoặc vài giờ rồi lặn hoặc có thể từng đợt kế tiếp nhau. Trong cơn mề đay cấp có thể kèm theo sốt cao, nôn mửa, đau quặn bụng, khó thở…; cơn mề đay mãn tính là khi tình trạng nổi mề đay kéo dài trên 8 tuần, không kể nhiều hay ít, có khi ngắt quãng nhiều ngày, có thể gặp các dạng khác nhau. Trẻ em thường mắc mề đay cấp tính nhiều hơn. Người lớn và phụ nữ dễ mắc mề đay mãn tính”.
Cách phòng bệnh và chữa trị

hải sản là tác nhân chinh gây nên bệnh mề đay ở trẻ nhỏ
Để điều trị hiệu quả chứng mề đay, trước hết phải tìm ra được căn nguyên gây bệnh. Tùy vào mức độ và nguyên nhân gây ra, mà BS điều trị bằng thuốc nam hoặc thuốc tây. Nếu bệnh nặng hoặc xuất hiện thường xuyên, người bệnh phải đi khám ở các cơ sở y tế để có hướng xử trí tốt nhất. Cách điều trị thường chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn tạm thời là dùng các loại thuốc kháng Histamine tổng hợp một đợt 10-15 ngày như Dimedrol, Phenergan, các thuốc giải mẫn cảm không đặc hiệu như Canxi clorua, vitamin C. Ngoài những loại thuốc trên, trong giai đoạn thứ hai nên điều trị giải mẫn cảm đặc hiệu như: Histaglobin tiêm dưới da, mỗi lần 2mg, 3 ngày tiêm 1 lần. Đợt điều trị 6-8 lần tiêm. Thuốc mát gan giải độc như Livcine 94, Hyposunphen. Tránh ăn những chất kích thích và các thức ăn làm tăng bệnh. Điều trị cơ bản như trên thường đạt kết quả tốt nhưng đòi hỏi phải kiên trì và lâu dài. “Những người dễ bị nổi mề đay thường là có cơ địa nhạy cảm, do vậy để phòng bệnh cần lưu ý:Đối với nổi mề đay do lạnh, luôn chú ý mặc ấm, hạn chế tối đa tiếp xúc với môi trường lạnh. Nếu do ăn uống nổi mề đay thì không nên ăn những thức ăn đó. Cần giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, hạn chế sự xâm nhập của các loại ký sinh trùng như bọ chét, chấy rận… Đa số (90%) bệnh này tự nhiên khỏi sau vài lần xuất hiện. Tuy nhiên, đây không hẳn là bệnh lành tính, thực chất mề đay có thể lặn vào nội tạng, xâm nhập các màng nhầy ở miệng, đường hô hấp. Các màng nhầy sưng tấy lên có thể làm bệnh nhân bị nghẹt thở” - BS. Đường khuyến cáo!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét