Thứ Hai, 20 tháng 1, 2014

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH MỀ ĐAY NHANH NHẤT



Nguyên nhân : gây mề đay rất phức tạp, biểu hiện chủ yếu do phản ứng của cơ thể khi gặp dị nguyên lạ (thức ăn, thuốc, mỹ phẩm, độc tố của côn trùng khi bị đốt, vi sinh vật, ký sinh vật, do tiếp xúc, do lạnh, nắng), hoặc do tăng tiết cholin, và có thể do di truyền. Có thể gặp mề đay cấp tính hoặc mề đay mạn tính. Mề đay cấp tính thường xảy ra đột ngột và xuất hiện ở bất kỳ vùng da, niêm mạc nào trên cơ thể. Đầu tiên xuất hiện các nốt sẩn có màu hồng hoặc đỏ, phù nề, ngứa.
mề đay ở phụ nữ do tiếp xúc với quần áo




Ngứa là triệu chứng điển hình nhất của mề đay. Ngứa rất dữ dội, càng gãi càng ngứa. Có khi ngứa phải gãi đến chảy cả máu vẫn không đỡ. Nốt sẩn ngứa có khi một vùng, có khi cả đám hình loang lổ không đều nhau, hoặc chỉ rải rác từng nốt một. Nốt sẩn ngứa của mề đay kéo dài vài ba phút đến vài giờ rồi lặn. Bệnh mề đay cũng có thể biểu hiện ở đường tiêu hóa, gây đau quặn bụng, nôn, tiêu chảy, thậm chí xảy ra ở tổ chức não, thanh - khí quản gây phù nề rất nguy hiểm.

Gọi là mề đay mạn tính khi bệnh xảy ra kế tiếp nhau nhiều lần hoặc cách quãng (không kể số lượng nốt sẩn nhiều hay ít), mỗi một năm xảy ra nhiều lần. Mề đay mạn tính gặp ở nhiều dạng khác nhau như: mề đay thành vòng, thành vạch, xuất huyết, mụn nước, đặc biệt là dạng phù Quincke (sưng mặt, mí mắt, môi, bộ phận sinh dục). Phù Quincke xảy ra đột ngột và kéo dài vài giờ, đôi khi gây tổn thương ở đường hô hấp làm chít hẹp thanh quản gây khó thở phải đi cấp cứu.

Vì vậy, khi bị bệnh mề đay nên đến bác sĩ để được khám xác định nguyên nhân và từ đó sẽ có chỉ định thích hợp cho từng loại mề đay, thì việc điều trị sẽ thuận lợi hơn. Mề đay điều trị bằng cả đông, tây y đều được. Với những người bị mề đay đã xác định được nguyên nhân thì cần tránh tiếp xúc với tác nhân gây bệnh (ví dụ do son, phấn, nước hoa…), hoặc tránh dùng (ví dụ do tôm, cua, ốc…), hoặc do lạnh thì cần mặc ấm mỗi khi thời tiết thay đổi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét